Đi dạo Sài Gòn xưa với Petrus Ký
Bạn có biết ngày xưa ở vườn Tao Đàn có xóm Lụa? Đầu đường Đồng Khởi từng có xóm Hàng Đinh? Ngay Bến Bạch Đằng có bãi tắm riêng của vua? Chợ Lớn nguyên thủy nằm ở Chợ Rẫy? Sài Gòn đầu thế kỷ XIX là thành phố sông nước đông vui?...
Vào một chiều cuối đông, tiết trời tươi đẹp, chúng tôi được tham dự một “tour” đặc biệt trở lại Sài Gòn hơn 200 năm trước. Nghe nói đoàn có “tour guide” U.70, vốn là nhà giáo và nhà báo, tinh thông nhiều chuyện Đông Tây. Nào đi thôi, Ông Cụ đang đợi chúng ta ở công viên phía trước Sở Ngoại vụ kìa!
Hoàng thành uy nghiêm và kỳ thú
Đây, Ông Cụ mặc áo dài khăn đóng kiểu xưa, rất mộc mạc. Ông cười, nét mặt hiền hậu, khoan thai chỉ về bồn hoa ở giữa giao lộ, phía sau Nhà thờ Đức Bà và nói: “Chỗ ấy thời nhà Nguyễn là vị trí Cột cờ thành Gia Định”.
Ông cho biết đại lộ Lê Duẩn ngày nay chính là đường Thần đạo chia đôi tòa thành, theo thuật phong thủy phương Đông. Năm 1789, Sài Gòn bắt đầu được thiết kế và xây dựng với quy mô lớn để làm kinh đô của chính quyền chúa Nguyễn sau khi Phú Xuân (Huế) mất về Tây Sơn. Từ ấy, Sài Gòn chính thức mang tên Gia Định Kinh bao gồm một tòa thành lớn và hơn 40 xóm làng bao quanh. Trung tâm Gia Định là Hoàng thành (còn gọi là thành Bát Quái hay thành Quy) có 8 cổng lớn(1). Sau bao phen binh lửa, tiếc thay Hoàng thành Gia Định không còn nữa nhưng vẫn còn nhiều dấu tích để khám phá.
Nằm không xa cột cờ là Cung Vua. Chỉ về hướng cao ốc German House và khách sạn Intercontinental, Ông Cụ cho biết năm 1802, vua Gia Long chuyển kinh đô ra Huế nhưng Cung Vua vẫn được giữ lại, trở thành hành cung cho vua “ngự” khi kinh lý. Đây còn là nơi các quan tề tựu bái vọng vua vào ngày mồng một Tết hàng năm. Riêng vị trí Sở Ngoại vụ và Thành Đoàn vốn là Dinh Tổng trấn của Quan Thượng Lê Văn Duyệt
Nhà cửa ven sông Sài Gòn giáp rạch Bến Nghé, trích tranh vẽ trên báo Pháp Le Monde Illustration 4.1859
Song song với Dinh Tổng trấn là Trường Thi và Nhà Quốc học nay là Nhà Văn hóa Thanh niên. Đi bộ một đoạn ra ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thị Minh Khai, sẽ gặp Đàn Xã Tắc - khu vực thiêng liêng để vua và các quan tế Thần Đất cùng Thần Nông. Khu vực này, phải chăng chính là gò đất cao, bên trên có ngôi nhà nhỏ hình bát giác trong khuôn viên góc phải Dinh Độc Lập, đối diện trường Lê Quý Đôn?
Trên đất của trường này, ngày xưa Quan Thượng cho mở rạp hát bội và sân chọi gà, là hai thú vui của ngài và dân Gia Định. Phía sau trường Lê Quý Đôn, thuở đó có ngôi chùa lớn là chùa Khải Tường - nơi hoàng tử Đảm được hạ sinh, sau này trở thành vua Minh Mạng. Khi Pháp vào, họ chiếm chùa làm đồn binh, có sĩ quan đứng đầu là Barbé. Người dân kể lại, nàng Hai Bến Nghé đã liều mình dẫn dụ Barbé vào ổ phục kích của nghĩa quân. Từ chùa Khải Tường trở lên vùng Cầu Kiệu là đất của làng Mỹ Hội, nay thuộc quận 3.
Ban nhạc người Sài Gòn trước ngôi nhà bình dân những năm 1860. Ảnh: Emile Gsell
Dấu tích Hoàng thành còn rất nhiều ở bờ rạch Thị Nghè và bờ sông Sài Gòn. Chúng tôi đi thẳng đại lộ Lê Duẩn, rồi rẽ qua đường Tôn Đức Thắng đến khu Ba Son. Nơi đây thời nhà Nguyễn là Thủy xưởng, chuyên đóng thuyền chiến và là bến tàu hải quân. Đến bến tàu khách Bạch Đằng và bến phà Thủ Thiêm cũ, Ông Cụ cho biết đây chính là Thủy các (nhà sàn cho vua hóng mát) và Lương tạ (bến tắm của vua).
Đi tiếp đến Cột cờ Thủ Ngữ, đầu đường Hàm Nghi, là nền của trạm Gia Tân, một trong 4 trạm giao liên của triều Nguyễn tại Gia Định. Tại mỗi trạm lúc nào cũng có ngựa tốt và kỵ sĩ giỏi túc trực để chuyển và nhận công văn hỏa tốc đi Huế và khắp Nam kỳ. Đối diện trạm Gia Tân là Công quán - nơi các quan từ tỉnh khác đến trú chân. Tại đây, có đồn binh và từng là đồn thu thuế (hải quan) của Chúa Nguyễn, có từ thế kỷ XVII. Hiện ở đây đã mọc lên cao ốc chọc trời Saigon One Tower.
Xóm làng sung túc
Xe chạy dọc đại lộ Hàm Nghi ra chợ Bến Thành và công viên 23 Tháng 9. Theo Ông Cụ, đường Hàm Nghi xưa là con rạch lớn mang tên Cầu Sấu vì có đầm cá sấu và là nơi bán thịt cá sấu! Đầu rạch, nhìn sang trạm Gia Tân, có ngôi chợ mang tên chợ Sỏi. Đất chợ Sỏi và rạch Cầu Sấu đều thuộc làng Tân Khai (Hoàng thành Gia Định nằm trên gò Tân Khai). Còn khu chợ Bến Thành và công viên 23 Tháng 9 (trước là ga Sài Gòn) là vùng ao hồ, Pháp gọi là đầm Boresse. Song, trước khi Pháp vào, đã có xóm Vườn Mít và xóm Cầu Quan. Tên Cầu Quan là do xóm có nhiều nhà quan lại.
Đồn Cây Mai trên nền chùa Cây Mai, khoảng 1866. Ảnh của Emille Gsell
Ông Cụ nói đi về hướng Chợ Vải Đèn Năm Ngọn (Soái Kình Lâm bây giờ), sẽ gặp xóm Thợ Rèn và Thợ Kéo Dây Sắt, gọi là Quân Mậu Tài. Từ đây, chúng tôi quay về quận 1 bằng đường Trên, tức đường Nguyễn Trãi. Khi xe qua giao lộ Cống Quỳnh, Ông Cụ kể vùng này khi xưa là chợ Điều Khiển. Các doanh trại từ đường Nguyễn Trãi ra đến Nguyễn Văn Cừ, vào thế kỷ XVII từng là nơi đồn trú của quân chúa Nguyễn, dưới quyền vị tướng có tước hàm là Điều Khiển. Sát chợ Điều Khiển có chợ Cây Da Thằng Mọi, nơi có một cây đa to, chuyên bán cau, bán “thuốc xiêm” và đặc biệt là đèn dầu mang hình “Thằng mọi”.
Trở lại ngã sáu Sài Gòn, Ông Cụ chỉ về hướng vườn Tao Đàn, cho biết thời nhà Nguyễn có xóm Lụa trong đấy. Gần đó là xóm Chợ Đũi (bán lụa), xóm Buồm Đệm (làm chiếu) và xóm Lá Buông. Đi thêm một đoạn sẽ gặp xóm Thuẩn và xóm Củ Cải ở gần bệnh viện Từ Dũ ngày nay. Xe đi tiếp đường Lý Tự Trọng, ngang Tòa án và Thư viện Tổng hợp (thời Pháp là Khám Lớn), Ông Cụ bảo nơi đây xưa là chợ Da Còm. Gọi thế vì chợ có “một cây đa cổ thụ mà thân thì còng”. Chợ bán trống, lọng, yên cương và mũ ông Nghè, ông Cử. Gần chợ còn có xóm Thầy Bói và xóm Thợ Tiện. Hai nghề này đồng hành với nhau, khá “ngộ”!
Từ đường Lý Tự Trọng ra đường Đồng Khởi, xe đi qua tòa nhà Dinh Thượng thơ (59-61 Lý Tự Trọng), Ông Cụ thoáng trầm ngâm rồi bảo thời trẻ mình từng làm báo tại đây (2). Ông kể từ công viên Chi Lăng đổ xuống khách sạn Continental xa xưa là xóm Hàng Đinh, còn tại trụ sở UBND thành phố có một cống lớn là cống Cầu Dầu. Đường Lê Thánh Tôn ngày trước là rạch Cây Cám, chạy sát đường thành phía Nam của thành Quy, giao với kinh Chợ Vải (là đường Nguyễn Huệ bây giờ). Chợ Vải là chợ to nhất gần cổng thành Càn Nguyên (Đồng Khởi - Lý Tự Trọng) cho nên dân còn gọi là chợ Bến Thành(3).
Dân tình tứ xứ và cởi mở
Chúng tôi dừng chân, ngồi ngắm sông Sài Gòn khi hoàng hôn xuống. Nhìn qua bán đảo Thủ Thiêm mênh mông, Ông Cụ bảo bên ấy thời nhà Nguyễn có xóm Tàu Ô (thuyền sơn đen), là xóm của người Hoa được quan ta thu phục, cho làm lính chuyên tuần tra sông biển và sửa thuyền. Sở chỉ huy của họ là Tuần hải Đô Dinh. Như vậy, cách đây hơn 200 năm, Sài Gòn là nơi hội tụ người tứ xứ, từ người đi khai phá đất đai đến dân thương hồ và giang hồ hảo hán! Ông Cụ bỗng cao hứng đọc mấy đoạn thơ Nôm vần điệu rất hùng tráng:
Phủ Gia Định! Phủ Gia Định! Nhà đủ người no chốn chốn
Xứ Sài Gòn! Xứ Sài Gòn! Ăn ở vui thú nơi nơi
Hóa ra đó là đoạn mở đầu bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh mà Ông Cụ sưu tầm và chú giải. Ông đưa chúng tôi xem bài thơ dài, in trên giấy khoảng một trang. Mọi người đọc thấy áng văn khuyết danh này giống như một phim phóng sự đầy hình ảnh và âm thanh, miêu tả toàn cảnh Sài Gòn trước khi Pháp vào. Thời ấy, Sài Gòn đã là phố thị phồn hoa, không chỉ là nơi giao thương Trung-Nam-Bắc mà còn là nơi giao lưu với nhiều nước xa gần.
Ông Cụ nói, thú vị lắm, ghe đò qua lại trên sông nước thường xuyên có lời ca tiếng hát đối đáp. Trai gái ra đường ai nấy thong dong, bài thơ ghi là “gái nha nhuốc tay vòng tay niểng, trai xênh xang chơn hớn chơn hài”. Thành phố có nhiều đền chùa, miếu mạo, đời sống tâm linh hướng tới việc thiện và điều lành. Ông Cụ nhận xét thời ấy “trọng trung ngải” (trung nghĩa), “không quên chữ ngọn rau tấc đất” (không quên nguồn gốc dân tộc). Ông Cụ còn sưu tầm được hai áng văn dân gian khác là Gia Định thất thủ vịnh và Kim Gia Định phong cảnh vịnh. Cả hai tác phẩm đều cho thấy nỗi tiếc thương Sài Gòn xưa. Song không vì thế, người đời nay quên đi những cảnh sống và phương tiện mới của một Sài Gòn tân tiến.
***
Xe chở đoàn về lại địa điểm xuất phát. Khi chia tay, Ông Cụ ôn tồn dặn dò: Dầu cuộc đổi đời - cồn có hóa nên vực - vực có hóa nên cồn đi nữa thì cũng còn tích xưa mà nhắc lại. Và Ông Cụ nhắn nhủ: “Thời tôi nhiều người đã tâm niệm làm sao giữ Sài Gòn sạch đẹp để trở thành một trong những đô thị đẹp nhất miền Viễn Đông đó!” (4)
Một bạn trẻ thay mặt đoàn cảm ơn Ông Cụ và thưa rằng chúng cháu cũng mong Đàn Xã Tắc và các cổng thành, cùng nhiều vị trí khác mà Ông Cụ đã chỉ dẫn, nay mai sẽ được gắn bảng lưu niệm. Để qua đó, người Sài Gòn, và cả du khách, biết rõ thêm lịch sử địa linh nhơn kiệt của Gia Định. Ông Cụ mỉm cười và bỗng tan biến vào bầu trời cao xanh…
Chao ôi, tôi nhận ra rồi. Người “tour guide” đặc biệt ấy chính là cụ Petrus Trương Vĩnh Ký!
Cụ là người đầu tiên góp nhặt nhiều tư liệu, viết nhiều sách báo về lịch sử Sài Gòn và Việt Nam. Ngay chỗ chúng tôi gặp và chia tay cụ, từ năm 1937 là nơi đặt tượng Petrus Ký, do người dân Nam kỳ góp tiền xây dựng. Sau tháng 5.1975, tượng bị dời đi, hiện đang lưu tại sân sau Bảo tàng Mỹ thuật.
Giờ đây, hình dung Sài Gòn cổ xưa như thế nào, không thể không rưng rưng nhớ đến Ông Cụ. Có người mách nhà Ông Cụ còn đó, có cái cổng kiểu dáng Văn miếu ở số 520 Trần Hưng Đạo, góc Trần Bình Trọng. Thử đến đó thăm Ông Cụ nhé!
Chú thích:
Bài viết sử dụng tài liệu về Sài Gòn của Petrus Trương Vĩnh Ký biên soạn qua bản dịch của Nguyễn Đình Đầu, bao gồm: Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ - xuất bản 1875, Cổ Gia Định phong cảnh vịnh - 1882, Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận - 1885. Ngoài ra, còn có bản đồ Gia Định 1815 của Trần Văn Học, bản đồ Sài Gòn 1820 của John White và một số tư liệu khác
(1) Thành Bát quái tồn tại 1790 - 1838, có 8 cổng:
- Phía Đông là Hoài Lai Môn (Thảo Cầm Viên trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) và Phục Viễn Môn (góc Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh, đối diện xưởng Ba Son)
- Phía Tây là Tuyên Hóa Môn (ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thị Minh Khai) và Tĩnh Biên Môn (Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Du)
- Phía Nam là Càn Nguyên Môn (Lý Tự Trọng - Đồng Khởi) và Lý Minh Môn (Lý Tự Trọng - Thái Văn Lung)
- Phía Bắc là Vọng Khuyết Môn (Nguyễn Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch), Cọng Thìn Môn (Nguyễn Đình Chiểu - Mạc Đĩnh Chi)
(2) Gia Định Báo ra đời năm 1865, đặt trụ sở tại Dinh Thượng thơ
(3) Chợ Bến Thành nguyên thủy ở vị trí Kho Bạc. Sau năm 1914, chợ được dời ra vị trí hiện tại, dân còn gọi là chợ Mới để phân biệt với chợ xưa, được gọi chợ Cũ
(4) Trích dẫn câu của Petrus Ký viết trong lời tựa giới thiệu bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh và bài Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận
xuanloc54@gmail.com
Vào một chiều cuối đông, tiết trời tươi đẹp, chúng tôi được tham dự một “tour” đặc biệt trở lại Sài Gòn hơn 200 năm trước. Nghe nói đoàn có “tour guide” U.70, vốn là nhà giáo và nhà báo, tinh thông nhiều chuyện Đông Tây. Nào đi thôi, Ông Cụ đang đợi chúng ta ở công viên phía trước Sở Ngoại vụ kìa!
Hoàng thành uy nghiêm và kỳ thú
Đây, Ông Cụ mặc áo dài khăn đóng kiểu xưa, rất mộc mạc. Ông cười, nét mặt hiền hậu, khoan thai chỉ về bồn hoa ở giữa giao lộ, phía sau Nhà thờ Đức Bà và nói: “Chỗ ấy thời nhà Nguyễn là vị trí Cột cờ thành Gia Định”.
Ông cho biết đại lộ Lê Duẩn ngày nay chính là đường Thần đạo chia đôi tòa thành, theo thuật phong thủy phương Đông. Năm 1789, Sài Gòn bắt đầu được thiết kế và xây dựng với quy mô lớn để làm kinh đô của chính quyền chúa Nguyễn sau khi Phú Xuân (Huế) mất về Tây Sơn. Từ ấy, Sài Gòn chính thức mang tên Gia Định Kinh bao gồm một tòa thành lớn và hơn 40 xóm làng bao quanh. Trung tâm Gia Định là Hoàng thành (còn gọi là thành Bát Quái hay thành Quy) có 8 cổng lớn(1). Sau bao phen binh lửa, tiếc thay Hoàng thành Gia Định không còn nữa nhưng vẫn còn nhiều dấu tích để khám phá.
Nằm không xa cột cờ là Cung Vua. Chỉ về hướng cao ốc German House và khách sạn Intercontinental, Ông Cụ cho biết năm 1802, vua Gia Long chuyển kinh đô ra Huế nhưng Cung Vua vẫn được giữ lại, trở thành hành cung cho vua “ngự” khi kinh lý. Đây còn là nơi các quan tề tựu bái vọng vua vào ngày mồng một Tết hàng năm. Riêng vị trí Sở Ngoại vụ và Thành Đoàn vốn là Dinh Tổng trấn của Quan Thượng Lê Văn Duyệt
Nhà cửa ven sông Sài Gòn giáp rạch Bến Nghé, trích tranh vẽ trên báo Pháp Le Monde Illustration 4.1859
Song song với Dinh Tổng trấn là Trường Thi và Nhà Quốc học nay là Nhà Văn hóa Thanh niên. Đi bộ một đoạn ra ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thị Minh Khai, sẽ gặp Đàn Xã Tắc - khu vực thiêng liêng để vua và các quan tế Thần Đất cùng Thần Nông. Khu vực này, phải chăng chính là gò đất cao, bên trên có ngôi nhà nhỏ hình bát giác trong khuôn viên góc phải Dinh Độc Lập, đối diện trường Lê Quý Đôn?
Trên đất của trường này, ngày xưa Quan Thượng cho mở rạp hát bội và sân chọi gà, là hai thú vui của ngài và dân Gia Định. Phía sau trường Lê Quý Đôn, thuở đó có ngôi chùa lớn là chùa Khải Tường - nơi hoàng tử Đảm được hạ sinh, sau này trở thành vua Minh Mạng. Khi Pháp vào, họ chiếm chùa làm đồn binh, có sĩ quan đứng đầu là Barbé. Người dân kể lại, nàng Hai Bến Nghé đã liều mình dẫn dụ Barbé vào ổ phục kích của nghĩa quân. Từ chùa Khải Tường trở lên vùng Cầu Kiệu là đất của làng Mỹ Hội, nay thuộc quận 3.
Ban nhạc người Sài Gòn trước ngôi nhà bình dân những năm 1860. Ảnh: Emile Gsell
Dấu tích Hoàng thành còn rất nhiều ở bờ rạch Thị Nghè và bờ sông Sài Gòn. Chúng tôi đi thẳng đại lộ Lê Duẩn, rồi rẽ qua đường Tôn Đức Thắng đến khu Ba Son. Nơi đây thời nhà Nguyễn là Thủy xưởng, chuyên đóng thuyền chiến và là bến tàu hải quân. Đến bến tàu khách Bạch Đằng và bến phà Thủ Thiêm cũ, Ông Cụ cho biết đây chính là Thủy các (nhà sàn cho vua hóng mát) và Lương tạ (bến tắm của vua).
Đi tiếp đến Cột cờ Thủ Ngữ, đầu đường Hàm Nghi, là nền của trạm Gia Tân, một trong 4 trạm giao liên của triều Nguyễn tại Gia Định. Tại mỗi trạm lúc nào cũng có ngựa tốt và kỵ sĩ giỏi túc trực để chuyển và nhận công văn hỏa tốc đi Huế và khắp Nam kỳ. Đối diện trạm Gia Tân là Công quán - nơi các quan từ tỉnh khác đến trú chân. Tại đây, có đồn binh và từng là đồn thu thuế (hải quan) của Chúa Nguyễn, có từ thế kỷ XVII. Hiện ở đây đã mọc lên cao ốc chọc trời Saigon One Tower.
Xóm làng sung túc
Xe chạy dọc đại lộ Hàm Nghi ra chợ Bến Thành và công viên 23 Tháng 9. Theo Ông Cụ, đường Hàm Nghi xưa là con rạch lớn mang tên Cầu Sấu vì có đầm cá sấu và là nơi bán thịt cá sấu! Đầu rạch, nhìn sang trạm Gia Tân, có ngôi chợ mang tên chợ Sỏi. Đất chợ Sỏi và rạch Cầu Sấu đều thuộc làng Tân Khai (Hoàng thành Gia Định nằm trên gò Tân Khai). Còn khu chợ Bến Thành và công viên 23 Tháng 9 (trước là ga Sài Gòn) là vùng ao hồ, Pháp gọi là đầm Boresse. Song, trước khi Pháp vào, đã có xóm Vườn Mít và xóm Cầu Quan. Tên Cầu Quan là do xóm có nhiều nhà quan lại.
Dãy phố Tàu Khậu ở Chợ Lớn, khoảng 1866. Ảnh của Emille Gsell
Cái tên Cầu Quan nay vẫn còn, cũng là tên một ngôi đình, còn gọi là đình Thái Hưng ở góc Yersin - Phạm Ngũ Lão. Cả hai xóm trải dài đến đường Trần Đình Xu (tên cũ là đường Cầu Kho). Khu Cầu Kho chính là làng Tân Triêm, nơi đặt kho Cẩm Thảo - kho lương thực của triều đình. Làng này cũng là quê ngoại của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Quanh Cầu Kho có chợ chuyên bán gạo là Cầu Gạo. Gần chợ này lại có một xóm của người Khmer chuyên dệt chiếu. Thêm nữa, ở khu vực đường Calmette, từng có một dãy nhà lụp xụp của dân nô lệ Lào được triều đình phóng thích. Dân Lào tại đó làm nghề đóng “thùng xách nước bằng lá dừa nước”.
Xe đi tiếp ra vòng xoay ngã sáu Sài Gòn, dừng ở đầu đường Nguyễn Thị Nghĩa, hướng ra cầu Muối. Ông Cụ bảo cầu Muối và cầu Ông Lãnh là hai chợ cổ buôn bán nông sản từ đó đến giờ. Còn ở đầu đường Nguyễn Trãi, thời ấy có xóm Buồm Đệm. Thuở xưa, từ Sài Gòn qua Chợ Lớn chỉ có hai con đường đất. Con đường khởi đầu từ xóm Buồm Đệm, gọi là đường Trên, dân gọi là đường Nước Nhĩ (vì có mạch nước ngầm rỉ nước ra), hay là đường Cây Mai vì chạy thẳng đến chùa Cây Mai - Phú Lâm. Còn đường Dưới chạy dọc rạch Bến Nghé, giờ là đường Võ Văn Kiệt. Ông Cụ bảo theo đường Dưới vào chơi Chợ Lớn sẽ gặp dấu tích nhiều xóm làng - trên bến dưới thuyền nhộn nhịp.
Thì đây, lần lượt là làng Tân Kiểng (còn gọi là xóm Lò Rèn Thợ Vắp), làng Nhơn Giang, làng Bình Yên, làng Phú Hội, rồi xóm Bột và xóm Cối Xay… Các xóm làng này nằm quanh nhà thương Chợ Quán hiện tại. Trong đó, làng Nhơn Giang từng có nhiều thợ đúc sinh sống. Đi nữa sẽ thấy xóm Lá, xóm Cốm, xóm Câu, xóm Dầu (làng An Bình), xóm Lò Gốm và xóm Lò Vôi… Theo Ông Cụ, Chợ Lớn nguyên thủy là vùng đất từ nhà thương Chợ Rẫy kéo thẳng sang bờ rạch Bến Nghé. Con đường Châu Văn Liêm hiện tại nguyên là con rạch thông với rạch Bến Nghé. Thời nhà Nguyễn, hai bên rạch đều có dãy phố lớn gọi là Tàu Khậu, làm kho hàng và cửa hàng của dân buôn từ Trung Quốc đến bằng tàu. Trên con rạch, có ba cây cầu là cầu Đường (bán nhiều loại đường), cầu Khâm Sai và cầu Phố.
Cái tên Cầu Quan nay vẫn còn, cũng là tên một ngôi đình, còn gọi là đình Thái Hưng ở góc Yersin - Phạm Ngũ Lão. Cả hai xóm trải dài đến đường Trần Đình Xu (tên cũ là đường Cầu Kho). Khu Cầu Kho chính là làng Tân Triêm, nơi đặt kho Cẩm Thảo - kho lương thực của triều đình. Làng này cũng là quê ngoại của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Quanh Cầu Kho có chợ chuyên bán gạo là Cầu Gạo. Gần chợ này lại có một xóm của người Khmer chuyên dệt chiếu. Thêm nữa, ở khu vực đường Calmette, từng có một dãy nhà lụp xụp của dân nô lệ Lào được triều đình phóng thích. Dân Lào tại đó làm nghề đóng “thùng xách nước bằng lá dừa nước”.
Xe đi tiếp ra vòng xoay ngã sáu Sài Gòn, dừng ở đầu đường Nguyễn Thị Nghĩa, hướng ra cầu Muối. Ông Cụ bảo cầu Muối và cầu Ông Lãnh là hai chợ cổ buôn bán nông sản từ đó đến giờ. Còn ở đầu đường Nguyễn Trãi, thời ấy có xóm Buồm Đệm. Thuở xưa, từ Sài Gòn qua Chợ Lớn chỉ có hai con đường đất. Con đường khởi đầu từ xóm Buồm Đệm, gọi là đường Trên, dân gọi là đường Nước Nhĩ (vì có mạch nước ngầm rỉ nước ra), hay là đường Cây Mai vì chạy thẳng đến chùa Cây Mai - Phú Lâm. Còn đường Dưới chạy dọc rạch Bến Nghé, giờ là đường Võ Văn Kiệt. Ông Cụ bảo theo đường Dưới vào chơi Chợ Lớn sẽ gặp dấu tích nhiều xóm làng - trên bến dưới thuyền nhộn nhịp.
Thì đây, lần lượt là làng Tân Kiểng (còn gọi là xóm Lò Rèn Thợ Vắp), làng Nhơn Giang, làng Bình Yên, làng Phú Hội, rồi xóm Bột và xóm Cối Xay… Các xóm làng này nằm quanh nhà thương Chợ Quán hiện tại. Trong đó, làng Nhơn Giang từng có nhiều thợ đúc sinh sống. Đi nữa sẽ thấy xóm Lá, xóm Cốm, xóm Câu, xóm Dầu (làng An Bình), xóm Lò Gốm và xóm Lò Vôi… Theo Ông Cụ, Chợ Lớn nguyên thủy là vùng đất từ nhà thương Chợ Rẫy kéo thẳng sang bờ rạch Bến Nghé. Con đường Châu Văn Liêm hiện tại nguyên là con rạch thông với rạch Bến Nghé. Thời nhà Nguyễn, hai bên rạch đều có dãy phố lớn gọi là Tàu Khậu, làm kho hàng và cửa hàng của dân buôn từ Trung Quốc đến bằng tàu. Trên con rạch, có ba cây cầu là cầu Đường (bán nhiều loại đường), cầu Khâm Sai và cầu Phố.
Đồn Cây Mai trên nền chùa Cây Mai, khoảng 1866. Ảnh của Emille Gsell
Ông Cụ nói đi về hướng Chợ Vải Đèn Năm Ngọn (Soái Kình Lâm bây giờ), sẽ gặp xóm Thợ Rèn và Thợ Kéo Dây Sắt, gọi là Quân Mậu Tài. Từ đây, chúng tôi quay về quận 1 bằng đường Trên, tức đường Nguyễn Trãi. Khi xe qua giao lộ Cống Quỳnh, Ông Cụ kể vùng này khi xưa là chợ Điều Khiển. Các doanh trại từ đường Nguyễn Trãi ra đến Nguyễn Văn Cừ, vào thế kỷ XVII từng là nơi đồn trú của quân chúa Nguyễn, dưới quyền vị tướng có tước hàm là Điều Khiển. Sát chợ Điều Khiển có chợ Cây Da Thằng Mọi, nơi có một cây đa to, chuyên bán cau, bán “thuốc xiêm” và đặc biệt là đèn dầu mang hình “Thằng mọi”.
Trở lại ngã sáu Sài Gòn, Ông Cụ chỉ về hướng vườn Tao Đàn, cho biết thời nhà Nguyễn có xóm Lụa trong đấy. Gần đó là xóm Chợ Đũi (bán lụa), xóm Buồm Đệm (làm chiếu) và xóm Lá Buông. Đi thêm một đoạn sẽ gặp xóm Thuẩn và xóm Củ Cải ở gần bệnh viện Từ Dũ ngày nay. Xe đi tiếp đường Lý Tự Trọng, ngang Tòa án và Thư viện Tổng hợp (thời Pháp là Khám Lớn), Ông Cụ bảo nơi đây xưa là chợ Da Còm. Gọi thế vì chợ có “một cây đa cổ thụ mà thân thì còng”. Chợ bán trống, lọng, yên cương và mũ ông Nghè, ông Cử. Gần chợ còn có xóm Thầy Bói và xóm Thợ Tiện. Hai nghề này đồng hành với nhau, khá “ngộ”!
Từ đường Lý Tự Trọng ra đường Đồng Khởi, xe đi qua tòa nhà Dinh Thượng thơ (59-61 Lý Tự Trọng), Ông Cụ thoáng trầm ngâm rồi bảo thời trẻ mình từng làm báo tại đây (2). Ông kể từ công viên Chi Lăng đổ xuống khách sạn Continental xa xưa là xóm Hàng Đinh, còn tại trụ sở UBND thành phố có một cống lớn là cống Cầu Dầu. Đường Lê Thánh Tôn ngày trước là rạch Cây Cám, chạy sát đường thành phía Nam của thành Quy, giao với kinh Chợ Vải (là đường Nguyễn Huệ bây giờ). Chợ Vải là chợ to nhất gần cổng thành Càn Nguyên (Đồng Khởi - Lý Tự Trọng) cho nên dân còn gọi là chợ Bến Thành(3).
Nam giới và phụ nữ Sài Gòn trung lưu những năm 1860, ảnh của Emille Gsell
Dân tình tứ xứ và cởi mở
Chúng tôi dừng chân, ngồi ngắm sông Sài Gòn khi hoàng hôn xuống. Nhìn qua bán đảo Thủ Thiêm mênh mông, Ông Cụ bảo bên ấy thời nhà Nguyễn có xóm Tàu Ô (thuyền sơn đen), là xóm của người Hoa được quan ta thu phục, cho làm lính chuyên tuần tra sông biển và sửa thuyền. Sở chỉ huy của họ là Tuần hải Đô Dinh. Như vậy, cách đây hơn 200 năm, Sài Gòn là nơi hội tụ người tứ xứ, từ người đi khai phá đất đai đến dân thương hồ và giang hồ hảo hán! Ông Cụ bỗng cao hứng đọc mấy đoạn thơ Nôm vần điệu rất hùng tráng:
Phủ Gia Định! Phủ Gia Định! Nhà đủ người no chốn chốn
Xứ Sài Gòn! Xứ Sài Gòn! Ăn ở vui thú nơi nơi
Hóa ra đó là đoạn mở đầu bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh mà Ông Cụ sưu tầm và chú giải. Ông đưa chúng tôi xem bài thơ dài, in trên giấy khoảng một trang. Mọi người đọc thấy áng văn khuyết danh này giống như một phim phóng sự đầy hình ảnh và âm thanh, miêu tả toàn cảnh Sài Gòn trước khi Pháp vào. Thời ấy, Sài Gòn đã là phố thị phồn hoa, không chỉ là nơi giao thương Trung-Nam-Bắc mà còn là nơi giao lưu với nhiều nước xa gần.
Ông Cụ nói, thú vị lắm, ghe đò qua lại trên sông nước thường xuyên có lời ca tiếng hát đối đáp. Trai gái ra đường ai nấy thong dong, bài thơ ghi là “gái nha nhuốc tay vòng tay niểng, trai xênh xang chơn hớn chơn hài”. Thành phố có nhiều đền chùa, miếu mạo, đời sống tâm linh hướng tới việc thiện và điều lành. Ông Cụ nhận xét thời ấy “trọng trung ngải” (trung nghĩa), “không quên chữ ngọn rau tấc đất” (không quên nguồn gốc dân tộc). Ông Cụ còn sưu tầm được hai áng văn dân gian khác là Gia Định thất thủ vịnh và Kim Gia Định phong cảnh vịnh. Cả hai tác phẩm đều cho thấy nỗi tiếc thương Sài Gòn xưa. Song không vì thế, người đời nay quên đi những cảnh sống và phương tiện mới của một Sài Gòn tân tiến.
***
Xe chở đoàn về lại địa điểm xuất phát. Khi chia tay, Ông Cụ ôn tồn dặn dò: Dầu cuộc đổi đời - cồn có hóa nên vực - vực có hóa nên cồn đi nữa thì cũng còn tích xưa mà nhắc lại. Và Ông Cụ nhắn nhủ: “Thời tôi nhiều người đã tâm niệm làm sao giữ Sài Gòn sạch đẹp để trở thành một trong những đô thị đẹp nhất miền Viễn Đông đó!” (4)
Petrus Trương Vĩnh Ký 1883 (ảnh tư liệu)
Chao ôi, tôi nhận ra rồi. Người “tour guide” đặc biệt ấy chính là cụ Petrus Trương Vĩnh Ký!
Cụ là người đầu tiên góp nhặt nhiều tư liệu, viết nhiều sách báo về lịch sử Sài Gòn và Việt Nam. Ngay chỗ chúng tôi gặp và chia tay cụ, từ năm 1937 là nơi đặt tượng Petrus Ký, do người dân Nam kỳ góp tiền xây dựng. Sau tháng 5.1975, tượng bị dời đi, hiện đang lưu tại sân sau Bảo tàng Mỹ thuật.
Giờ đây, hình dung Sài Gòn cổ xưa như thế nào, không thể không rưng rưng nhớ đến Ông Cụ. Có người mách nhà Ông Cụ còn đó, có cái cổng kiểu dáng Văn miếu ở số 520 Trần Hưng Đạo, góc Trần Bình Trọng. Thử đến đó thăm Ông Cụ nhé!
Chú thích:
Bài viết sử dụng tài liệu về Sài Gòn của Petrus Trương Vĩnh Ký biên soạn qua bản dịch của Nguyễn Đình Đầu, bao gồm: Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ - xuất bản 1875, Cổ Gia Định phong cảnh vịnh - 1882, Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận - 1885. Ngoài ra, còn có bản đồ Gia Định 1815 của Trần Văn Học, bản đồ Sài Gòn 1820 của John White và một số tư liệu khác
(1) Thành Bát quái tồn tại 1790 - 1838, có 8 cổng:
- Phía Đông là Hoài Lai Môn (Thảo Cầm Viên trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) và Phục Viễn Môn (góc Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh, đối diện xưởng Ba Son)
- Phía Tây là Tuyên Hóa Môn (ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thị Minh Khai) và Tĩnh Biên Môn (Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Du)
- Phía Nam là Càn Nguyên Môn (Lý Tự Trọng - Đồng Khởi) và Lý Minh Môn (Lý Tự Trọng - Thái Văn Lung)
- Phía Bắc là Vọng Khuyết Môn (Nguyễn Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch), Cọng Thìn Môn (Nguyễn Đình Chiểu - Mạc Đĩnh Chi)
(2) Gia Định Báo ra đời năm 1865, đặt trụ sở tại Dinh Thượng thơ
(3) Chợ Bến Thành nguyên thủy ở vị trí Kho Bạc. Sau năm 1914, chợ được dời ra vị trí hiện tại, dân còn gọi là chợ Mới để phân biệt với chợ xưa, được gọi chợ Cũ
(4) Trích dẫn câu của Petrus Ký viết trong lời tựa giới thiệu bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh và bài Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét