Nhất Sĩ Nhì Phương Tam Xường Tứ Bưởi
Có một bài viết Tứ trong Tứ Đại Gia Saigon Xưa là : Tứ Định ( Trần Hữu Định ) hay Tứ Hỏa ( Chú Hỏa Hui Bổn Hòa )
Bài viết nầy xin kể về Tứ Bưởi
Ông Bạch Thái Bưởi ( sinh năm 1874 mất ngày 22 tháng 7, 1932)
Bạch Thái Bưởi – 1 trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời xưa
Bạch Thái Bưởi, ông gốc họ Đỗ, quê ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Yên Phúc, phương Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội). Bạch Thái Bưởi sinh ngày 8/7/1875 (năm Ất Hợi) trong một gia đình nông dân nghèo nhưng có học. Cha mất sớm, ông ở với mẹ.
Xuất thân là một thư ký cho viên công sứ Pháp Bonnet, đến năm 20 tuổi, Bạch Thái Bưởi bắt đầu quan tâm đến việc kinh doanh. Nhờ tư chất thông minh, năm 21 tuổi, Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ cử ông sang Pháp dự hội chợ Bordeaux.
Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, Bạch Thái Bưởi nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lý sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp… Ông đi đâu, đến chỗ nào, cũng ghi chép lại điều hay, mới lạ.
Sau khi về, ông xin nghỉ việc tại việc tại hãng Thầu công chánh với mức lương cao mà nhiều người mơ ước và quyết tự lập kinh doanh (thời xưa, kinh doanh xem là nghề thấp kém, coi rẻ nghề buôn đã ăn sâu vào nhiều thế hệ khi đó với tư duy: “Nhất nông, vi bản”, “Trọng nông, ức thương” hay “Sĩ, nông, công, thương”
Ông nhìn ra cơ hội kiếm tiền bằng cách trở thành đối tác chính cung cấp tà vẹt cho dự án xây dựng đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ là đường sắt xuyên Việt Bắc – Trung – Nam và chiếc cầu bắc qua sông Cái (sông Hồng) là cầu Doumer (cầu Long Biên ngày nay).
Bạch Thái Bưởi đã dồn tất cả vốn liếng, trong suốt 3 năm, ông lặn lội khắp núi rừng tìm gỗ tốt làm tà-vẹt bán cho Sở Hỏa xa Đông Dương. Năm 1902, cầu Doumer được khánh thành, thiên hạ khắp nơi đổ về xem cầu như đi trẩy hội. Khi ấy, Bạch Thái Bưởi đã trở nên rất giàu có.
Giai đoạn huy hòa của Bạch Thái Bưởi: “Vua tàu thủy Việt Nam”, “Chúa sông Bắc Kỳ”
Ông không muốn để đồng tiền ngủ yên, mà muốn sinh nôi nãy nỡ. Khoảng năm 1908 – 1909, Bạch Thái Bưởi đã quyết định chuyển hướng sang kinh doanh vận tải đường thủy, nơi mà những thương nhân Hoa Kiều gần như đang độc quyền chiếm lĩnh.
Ông lập công ty Hàng hải Bạch Thái Bưởi, thuê lại 3 chiếc Phenix, Dragron và Fai Tsi Long. Ông đổi tên chúng thành: Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long (để dễ nhớ hơn cho người Việt) để kinh doanh vận tải đường thủy trên hai tuyến Nam Định – Bến Thủy (Nghệ An) và Nam Định – Hà Nội.
Dù vấp phải sự cạnh tranh không khoan nhượng đến từ các đối thủ là các công ty người Pháp và người Hoa, nhưng với ý chí quật cường, sự tài trí kết hợp khôn khéo, khách đi tàu của Bạch Thái Bưởi mỗi ngày một đông hơn. Đội tàu của ông ngày càng mạnh, các tuyến đường khai thác ngày càng vươn tới nhiều miền đất mới.
Từ sự thành công này, ông đã thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và Hoa bị phá sản như Marty d’Abbadie, Công ty Desch Wander… Tên những con tàu của các hãng bị ông đánh bại và mua lại đã được gắn đầy trên bức tường trong phòng làm việc của ông.
Không dừng lại, Bạch Thái Bưởi còn mua hẳn một xưởng sửa chữa để phục vụ cho việc đóng mới và sửa đội tàu của mình.
Năm1915, có một sự kiện đáng lưu ý trong tầm nhìn của Bạch Thái Bưởi, đó là ông đã quyết định mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A. R. Marty, một trong những xưởng đóng tàu đầu tiên ở Hải Phòng.
Năm 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại 6 chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7-9-1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích 8 mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ.
Con tàu Bình Chuẩn là đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy của Bạch Thái Bưởi. Đây là còn tàu dài 42m, trọng tải 600 tấn, động cơ 400 mã lực hoàn toàn do người Việt thiết kế và thi công.
Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17-9-1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn. Sự việc này được xem là tượng trưng cho “Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp” của giới tư sản Việt Nam lúc đó.
Từ đó, ông Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là “Chúa sông Bắc Kỳ”. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Philippines và cả Hong Kong. Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930; khi ấy công ty có trên 40 con tàu và sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc Kỳ và cả các nước, vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu, dưới sự điều khiển của quản đốc có tên là Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi.
Khẩu hiệu của ông “Chữ tín, dụng nhân và tinh thần dân tộc”
Chữ tín
Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này.
Dụng nhân
“Dụng nhân như dụng mộc”. đây là 1 trong 3 kim chỉ nam của ông, khi dùng người. Với ông khi đã tin tưởng giao việc, ông đặt niềm tin tuyệt đối vào người đó.
Ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình. ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó; các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ.
Tin thần dân tộc
Trong các công việc, ông sử dụng hầu hết người Việt để chứng minh dân tộc ta không kém cạnh bất cứ ai. Tinh thần dân tộc của Bạch Thái Bưởi cũng được thể hiện rõ nét khi ông lấy những địa danh của đất nước hay những niệm tự hào trong lịch sử dân tộc như Đinh Tiên Hoàng, Bạch Đằng… để đặt tên cho các con tàu của mình.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Cô kia má đỏ hồng hồng
Muốn ra Hà Nội lấy chồng làm quan
Đường đi hiểm trở gian nan
Tàu “Bạch Thái Bưởi” dọn đàng rước dâu
Dù cho nước lũ sông sâu
Ai về Nam Định rủ nhau cùng về…
Trấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp
Ông Bạch Thái Bưởi mất vào năm 1932. Nay sau gần 100 năm, những bài học mà Bạch Thái Bưởi để lại về sự nhạy bén trong kinh doanh, ý chí vượt khó, tự tin giong buồm ra biển lớn vẫn còn nguyên giá trị.
Ngày nay ở thành phố Uông Bí, Quảng Ninh có một cảng biển mang tên ông, cảng Bạch Thái Bưởi ở cuối đường Bạch Thái Bưởi. Một CLB Doanh nhân ở Hà Nội xin tên ông làm tên của CLB (CLB Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, tại số 164 Lê Thanh Nghị, Hà Nội), và tinh thần của ông làm Hiến chương của CLB này.
Nguồn: VTV.vn
xuanloc54@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét