Tòa Nhà Hải Quan Tp Hồ Chí Minh

Tòa Nhà Hải Quan Tp Hồ Chí Minh


Nguyên tác: Date with the Wrecking Ball: The Customs Directorate building

Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một trong những kiến trúc thời Pháp được yêu thích nhất cũng là tòa nhà chính phủ đang đối diện với đe dọa “tái-phát-triển”.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trong giai đọan xin phép phá dỡ và xây dựng lại chính trụ sở của mình tại số 21 Tôn Đức Thắng, hồi xưa là Hôtel des Douanes do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Alfred Foulhoux xây năm 1885-1887. Giống như hầu hết các tòa nhà kiểu thuộc địa của thành phố, tòa nhà Cục Hải quan không được công nhận là di sản thành phố do đó không được pháp luật bảo vệ.

Tòa nhà Vương Thái trong quá trình xây dựng. Ảnh của John Thomson, 1867.

Hôtel des douanes đầu những năm 1900

 
Mặt dựng của Tòa Nhà Cục Hải Quan hiện nay
Khánh thành năm 1867, tòa nhà nổi tiếng này có tên Maison Wang-Tai/Nhà Vương Thái hay Hôtel Wang-Tai/Văn phòng Vương Thái, sang trọng tới nỗi làm chính quyền thuộc địa… mắc cỡ vì hoành tráng hơn cả dinh thống đốc đầu tiên vốn là ba tòa nhà bằng gỗ nhập cảng từ Singapore.

 
Nhà Vương Thái những năm 1870


Vương Thái cho thuê bớt một số phòng. Một trong người thuê nổi tiếng nhất chính là Tòa Đô Chánh đầu tiên của thành phố Saigon, thuê toàn bộ tầng một năm 1869. Vương Thái sau đó dời tất cả hoạt động buôn bán vào Chợ Lớn và năm 1874 cho phép chuyển đổi Nhà Vương Thái thành khách sạn Cosmopolitan theo tiêu chuẩn châu Âu. Có lẽ vì có khách sạn ở vị trí này nên con hẻm đằng sau nó suốt thời kỳ thuộc địa được gọi là “rue des Fleurs”- thành đường các cô gái “bán hoa.”

Năm 1881, chính quyền Pháp chấm dứt sự độc quyền vận chuyển và chế biến thuốc phiện của Vương Thái. Năm sau, người Pháp mua lại tòa nhà Vương Thái với giá 200.000 Francs và đổi thành trụ sở Thuế và Hải quan (Direction des Douanes et Régies). Sự chuyển đổi này, trớ trêu thay, không có gì khác hơn chỉ là chuyển độc quyền kiểm soát buôn bán thuốc phiện béo bở từ Vương Thái sang chính phủ.


 
 Nhà Vương Thái năm 1882 sau khi chuyển đổi thành trụ sở Thuế và Hải quan
Nhưng rồi họ nhanh chóng nhận ra rằng tòa nhà cũ không đủ rộng như dự tính. Hình ảnh còn lại từ bản gốc Nhà Vương Thái cho thấy phía trước cả ba tầng có ban công rộng lớn, khiến không gian văn phòng bị hẹp lại. Trụ sở Thuế và Hải quan cần rộng thêm, nên năm 1885 kiến trúc sư trưởng Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892) của tiểu ban Kiến Trúc Nam Kỳ được giao nhiệm vụ xây dựng lại Nhà Vương Thái thành Hôtel des Douanes mà ta thấy hôm nay.


 
 Mặt bên của Hôtel des douanes đầu những năm 1900


Yêu cầu dành cho Foulhoux đơn giản là xây lại hầu tận dụng tối đa tòa nhà lớn đó mà vẫn giữ lại ba tầng và những bức tường ban đầu. Mặc dù vậy, một Foulhoux tài ba đã cho ra đời một kiến trúc đẹp nhất thành phố Saigon với đường nét tân-cổ-điển, nguy nga mà vẫn thanh lịch trong từng chi tiết.

Phần mà khách du lịch ngày nay ngưỡng mộ nhất là trang trí mặt tiền. Nhà văn kiêm nhà báo và cũng là chuyên gia về Đông Dương, Jules Boissière (1863-1897) chỉ ra rằng ở tầng thứ ba, phù điêu giữa các cửa sổ chính là cây thuốc phiện, một trong doanh thu quan trọng nhất của chính phủ Nam Kỳ những năm 1880.

Foulhoux cũng là kiến trúc sư vẽ và xây Bưu Điện Saigon, một tòa nhà mà du khách và cư dân đều yêu mến từ sàn gạch bông tới màu sơn vàng nhạt. Ngày nay, Hôtel des Douanes xây dựng từ tay Foulhoux 130 năm trước vẫn là cơ quan hải quan. Nguồn tin tòa nhà sẽ bị phá hủy khiến dư luận bảo tồn di sản thành phố xôn xao. Nhiều lo ngại rằng chẳng lẽ một công trình kiến trúc lớn như vậy vẫn chưa được công nhận là di sản và dường như có thể bị hủy bỏ chỉ vì ý thích đột ngột của người sử dụng.

Xem thêm vài hình ảnh khác về tòa nhà:





xuanloc54@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét