27 tháng 4, 2023

Tập Thơ "Còn Vương Bụi Phấn"

 Tập Thơ "Còn Vương Bụi Phấn"

Thân Hữu Sư Phạm Saigon thực hiện 

Giới thiệu & Phát hành ngày 7-5-2023

Chủ Biên : Trần Tư Bình - Nguyễn Hữu Chí - Lê Hà Thăng - Nguyễn Văn Long

Bìa & Tranh Phụ Bản : Xuân Lộc

Giấy Phép : Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

Số Quyết Định Xuất Bản : 133/QĐ-NXBHNV ký ngảy 8-3-2023

In 500 cuốn - Khổ 13,5 x 20,5

Dành biếu tặng-KHÔNG BÁN- Kinh phí in ấn do cá nhân tự lo-Không kêu gọi quyên góp
 

Chân thành cảm ơn sự góp mặt của những cây bút :

Gs Nguyễn Duy Linh - Cao Văn Bắc - Nguyễn Mộng Hòa Bình - Trần Thị Bảo Châu - Phương Chi -

Trần Đình Chỉnh - Trần Tất Dũng - Bùi Thị Đà - Nguyễn Đình Đại - Nguyễn Thế Đạt - Võ Đông Điền

Nguyễn Đăng Hà - Miên Hạ - Thanh Hải - Phạm Thị Hữu Hạnh - Đinh Thị Hỏi - Nguyễn Quốc Hưng

Vũ Ngọc Hưng - Bùi Đăng Khuê - Đỗ Mỹ Loan - An Hà Nguyễn Thị Lộc - Đặng Việt Lợi

Uyên Giang Nguyễn Đình Lữu- Ngọc Mai - Huỳnh Thị Phụng - Trần Thái Quảng - Nguyễn Bửu Sơn

Lâm Thanh Sơn - Trấn Văn Sửu - Tăng Khắc Tân - Nguyễn Hải Thảo - Lê Hữu Thành - Lê Hà Thăng

Nguyễn Hữu Thời - Hà Thu Thủy - Chu Ngạn Thư - Đào Văn Tình - Trần Phong Vũ - Nguyễn Thành Vũ


LỜI NGỎ   

 Có những kỷ niệm dấu yêu sẽ theo ta đến suốt cuộc đời,

và cứ mỗi lần nghĩ lại, nhìn về, lòng ta lại thêm một chút bồi hồi,

lẫn lộn buồn vui và niềm tiếc nhớ.

     Chính vì thế, nơi đây, gom góp những luyến thương, dấu ái

về ngôi trường Sư Phạm Sài Gòn, về Thầy Cô thân yêu đã giáo

dưỡng biết bao con người mang hoài bão lớn lao về lòng nhân

ái, về cuộc đời. Đó là mang con chữ đi khai mở những tâm hồn

còn tăm tối, soi rọi chút ánh sáng dù le lói để xua tan bóng tối

nghèo nàn và lạc hậu. Nơi đây, nhặt nhạnh những kỷ niệm về một

thời giáo sinh Sư Phạm với ghế đá, hành lang, hàng cây, quán xá

cùng với những mối tình sáng trong, ngây thơ nhưng chất chứa

biết bao buồn vui xen lẫn nước mắt và nụ cười.

   

     Nhớ lại, một thời gian không xa về trước, vì nhiều lý do, cuộc

đời đã đẩy đưa chúng ta đi về nhiều phía. Có người vẫn lặng thầm

hy sinh đi hết con đường mình đã chọn với rất nhiều túng quẫn.

Có người xót xa rời bục giảng, chia tay học trò trong nước mắt và

bước xuống đời lăn lộn với đủ thứ nghề để mưu sinh trong thời

buổi gạo châu củi quế. Nhưng trong thâm tâm người bỏ cuộc vẫn

đau đáu về một ngày mai hồng tươi nắng mới.

     Có thể nói, lớp giáo sinh trẻ nhất đến hôm nay cũng đã tròm

trèm bảy chục, thời gian không còn nhiều với những ước mơ và

dự định. Vì thế, những tâm tình gói ghém trong tập thơ này, xin

như những bông hoa tươi thắm hiến tặng cho đời, cho những người

đi sau.

     Mong rằng sẽ được đón nhận với tấm lòng cởi mở, tin yêu và

tha thứ. 

                                               THÂN HỮU SƯ PHẠM SÀI GÒN

\

22 tháng 12, 2021

Merry Christmas And Happy New Year 2022

 Merry Christmas And Happy New Year 2022

Kính chúc Quý Thầy Cô & Gia Đình Sư Phạm Saigon trong ngoài nước

Một Mùa Giáng Sinh &Một Năm Mới An Bình-Hạnh Phúc

Lại thêm một năm gián đoan...Đón Xuân nầy nhớ Xuân xưa

nhớ Thầy Cô, Đồng môn.....







xuanloc54@gmail.com Xuân Lộc

02 tháng 9, 2021

Sư Phạm Saigon Hành Khúc - Tác giả : Thầy Nguyễn Ngọc Quang

 Sư Phạm Saigon Hành Khúc 

Tác giả : Thầy Nguyễn Ngọc Quang






Thầy Nguyễn Ngọc Quang-Dạy Âm Nhạc
Trong một buổi Họp Mặt Tất Niên 1973 của Khóa 10





xuanloc54@gmail.com

30 tháng 7, 2021

Ngôi trường của chúng tôi

                    Trường Sư Phạm Saigon 1962-1975


( Trích bài viết của Thầy Duy Linh Nguyen trong Kỷ Yếu 50 năm SPSG )

Ngôi trường ấy được xây dựng theo hình chữ H, nằm ngang, mẫu tự đầu tiên tên thầy Hồ Văn Huyên, vị giáo sư bỏ nhiều tâm huyết và công sức cho nó thành hình và cũng là vị Hiệu trưởng đầu tiên. Ngôi trường tồn tại đúng 20 năm với tên gọi khác nhau: Quốc Gia Sư Phạm (1955-1962) và Sư Phạm Sài Gòn (1962-1975) tên gọi có thay đổi song trường chỉ là một. Thầy Huyên cũng là Hiệu Trưởng trường Sư Phạm Nam Việt, thành lập trước đó, thay thế cho trường “Nooc – Man” cũ thời Pháp. Trước khi nói đến trường Sư Phạm Sài Gòn hay Quốc Gia Sư Phạm, không thể không nói đến Sư Phạm Nam Việt coi như 3 bước kế tiếp nhau trong quá trình phát triển của ngành sư phạm Tiểu học để tiến dần đến mục tiêu tối thượng: Người đi dạy ở các lớp mẫu giáo, tiểu học hay trung học đều phải tốt nghiệp đại học.
                                                                       ********

Thầy Nguyễn Quý Bổng, trong bài “Thất hiền vô Nam”, cho ta những chi tiết về Sư Phạm Nam Việt như sau: Trường được thành lập từ năm 1950, đặt tạm trong khuôn viên trường Trung học Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị
( sau này là Cao Thắng ) sau lưng bệnh viện Sài Gòn gần chợ Bến Thành. Trường tuyển giáo sinh có bằng Tiểu học, học 4 năm như trường “Nooc – Man” cũ. Hai năm đầu dạy văn hoá như ở Trung học, hai năm sau thêm các môn về nghiệp vụ chuyên môn như: Sư phạm lý thuyết, Sư phạm thực hành, Tâm lý giáo dục, Quản trị học đường và thực tập.
Cuối năm thứ 4 thi lấy chứng chỉ khả năng
sư phạm (C.A.P – Certificat d’ Aptitude Pedagogique) và thi lấy bằng Trung học.(D.E.P.S.I = Diplome d’ Etudes Primaires Secondaires Indochinoises).
Thầy hiệu trưởng và các giáo sư của trường đều tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương cũ như quý thầy Huỳnh Văn Hai, Trần Văn Quế, Đỗ Văn Trần, Chu Văn Dưỡng, Lê Ngọc Toản,.
Năm 1953, có thêm 2 giáo sư trẻ Thầy Nguyễn Quý Bổng và Thầy Phan Hữu Niệm, tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Năm 1955, Sư Phạm Nam Việt về gần Sở Thú, đặt tại một phần của Trường “Nooc – man” cũ, sau này thành Trung học Võ Trường Toản. Năm 1956, Sư Phạm Nam Việt sáp nhập vào Quốc Gia Sư Phạm. Trước sau Sư Phạm Nam Việt đào tạo được 5 khoá – 2 khoá cuối (1953-1957) và (1954-1958) dạy theo chương trình Việt.
══════-------------------- 🍃 🌷 🍃----------------------══════
Trường Sư phạm - SAIGON ca 1930 - Ecole Normale d'Instituteurs -
École des instituteurs, séminaire et congrégation St Paul de Chartres
Trường Sư phạm, tục danh trường Nọt Manh (Ecole Normale des Instituteurs), tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, là nơi đào tạo giáo viên tiểu học cho TP Saigon, Cholon và các tỉnh Nam Kỳ. Sau 1954 khu vực này bị chia thành 3 phần: dãy nhà bên trái là trường Trưng Vương, phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (sau này là Nha khảo thí, lo việc thi cử ở bậc Trung Học), dãy bên phải góc Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du là trường Võ Trường Toản.
SAIGON 1920-1929 - Entrée de l'École Normale d'Instituteurs - CỔNG TRƯỜNG SƯ PHẠM, Rue Rousseau nay là Số 3 -đường Nguyễn Bỉnh Khiêm





Địa chỉ Số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
Nơi  nầy sau 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (nơi sau này là Nha Khảo Thí, lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam VN).






                 

14 tháng 4, 2021

Sư Phạm Saigon 1962-1975

 Chào mừng quý Thầy&Cô đến với trang Web thứ 4 
Sư Phạm Saigon 1962-1975

https://suphamsaigon.blogspot.com

Nơi lưu dấu kỷ niệm của những Thầy Cô đã từng dạy và học 

Tại ngôi trường Sư Phạm Saigon 1962-1975


Trường của chúng tôi là


Tiền thân của trường Sư Phạm Sài Gòn khi xưa chính là trường Sư Phạm Nam Việt, được thành lập năm 1950. Lúc đầu nằm trong khuôn viên trường Đỗ Hữu Vị, gần Chợ Bến Thành, phía sau Bệnh Viện Saigon trên đường Huỳnh Thúc Kháng ( Ngày nay là Trường Kỹ Thuật Cao Thắng ).

Năm 1955 trường Sư Phạm Nam Việt di chuyễn về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Thảo Cầm Viên, sau nầy là trường Trung học Võ Trường Toản.

Năm 1956 trường được dời về và sát nhập vào trường Quốc Gia Sư Phạm, trước khi trường nầy được xây dựng mới tọa lạc tại góc đường Thành Thái - Cộng Hòa (nay là An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ).

Trường Quốc Gia Sư Phạm có một cơ sở trực thuộc là trường Sư Phạm Thực Hành - nằm trên đường Trần Bình Trọng.

Trường Sư Phạm Nam Việt lúc bấy giờ tuyển giáo sinh có bằng tiểu học - đào tạo trong thời gian 4 năm. Trong 2 năm đầu học tập dưới dạng tổng quát như bậc trung học. 2 năm kế tiếp học thêm các môn nghiệp vụ như : Sư Phạm Lý Thuyết, Sư Phạm Thực Hành, Tâm Lý Giáo Dục, Quản Trị Học Đường…và thực tập. Cuối năm thứ 4, giáo sinh thi tốt nghiệp lấy Chứng Chỉ Khả Năng Sư Phạm CAP ( Certificate d’ Aptitude Pédagogique ) và thi lấy bằng trung học DEPSI ( Diplôma d’ Éudes Primaire Supénieures Indochinoise ) Tương đương bằng trung học đệ nhất cấp sau nầy.

Trường Quốc Gia Sư Phạm sau nầy đổi tên là trường Sư Phạm Sài Gòn bắt đầu tuyển sinh năm 1955. Giáo sinh phải có bằng trung học Đệ Nhất Cấp và được đào tạo phân ra 2 hệ : học 1 năm ngạch giáo viên tiểu học, học 3 năm ngạch Giáo Học Bổ Túc (Ra trường có thể được bổ nhiệm dạy những lớp đầu cấp của bậc trung học).

Từ năm 1962 trình độ dự tuyển vào trường của giáo sinh được nâng lên cao, phải có bằng Tú Tài phần I, học trong 2 năm. Chương trình đào tạo được cải tiến, học thêm nhiều môn học mới, cụ thể và chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ giảng dạy trong lớp, quản trị học đường, giao tiếp cộng đồng…

Trong nổ lực nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên như nhiều nước phát triễn khác, dạy bậc tiểu học cũng phải là người tốt nghiệp ngành Sư Phạm bậc đại học, kể từ năm 1973, trình độ dự tuyển của giáo sinh cũng được nâng lên là phải có bằng Tú Tài phần II, học 2 năm chuẩn bị cho bước đầu đổi tên trường là Cao Đẳng Sư Phạm.

Không chỉ cung cấp cho bậc tiểu học toàn miền nam nhiều giáo viên giỏi,trường Sư Phạm Sài Gòn còn cung cấp cho bậc trung học nhiều giáo viên ưu tú, vì đa số giáo sinh sau khi tốt nghiệp đi dạy học vẫn phấn đấu học thêm ở các trường Đại Học Luật Khoa, Văn Khoa, Khoa Học…

Tính chung từ năm 1962 đến năm 1975 trường Sư Phạm Sài Gòn đào tạo tất cả 13 Khóa. Sau tháng 4-1975 giáo sinh tốt nghiệp vẫn được tiếp tục nhiệm vụ giảng dạy sau khi đã qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và chính trị.

Kinh qua những năm học dưới mái trường Sư Phạm Sài Gòn, cùng với những khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chính trị, nghiệp vụ…Các giáo viên giờ đây đã trưởng thành trong vai trò chủ chốt của ngành giáo dục là giáo viên dạy gỏi, nhà giáo ưu tú…và thành công trong vai trò cấp lãnh đạo của ngành giáo dục quận, huyện, tỉnh, thành…


                                                           Gs. Nguyễn Duy Linh




 SAIGON 1920-1929 - Entrée de l'École Normale d'Instituteurs -
TRƯỜNG SƯ PHẠM, Rue Rousseau nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa chỉ Số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi nầy sau 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (nơi sau này là Nha Khảo Thí, lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam VN).


Những Trang Gia Đình Sư Phạm Saigon













Mọi thông tin xin liên lạc