Thành Cộng Hòa thời Đệ Nhất Cộng Hòa

 Thành Cộng Hòa thời Đệ Nhất Cộng Hòa

1- 11-1963  với sự phản bội TT Diệm của một số tướng lỉnh Việt Nam Cộng Hòa 
Thành Cộng Hòa thất thủ ...Vết hận thù còn in trên vách vôi.

Năm 1873 một công trình xây dựng ngay trên nền của thành Gia Định cũ, được xây trong 3 năm (1870-1873) bằng nhiều vật liệu sắt và gạch phá dỡ từ thành Gia Định cũ . Khi xây xong, thành được đặt tên là Martin des Pallières theo tên của vị tướng Pháp Charles Gabriel Félicité Martin des Pallières (1823-1876).

Trại Lính Pháp Trung đoàn dã chiến Nam Kỳ (Régiment de marche de Cochinchine)- 
Năm 1955 Trại lính nầy bị phá bỏ làm thành đường Đinh Tiên Hoàng hiện nay - 2 Tòa nhà 2 bên được giữ lại-Con đường nằm ngang là Đại Lộ Thống Nhất ( Lê Duẫn hiện nay )


Thành Martin des Pallières có dạng hình chữ nhật với cạnh là 4 con đường 
(Thống Nhất, Mạc Đĩnh Chi,Hồng Thập Tự, Nguyễn Bỉnh Khiêm) 
và có diện tích chỉ bằng gần một nửa thành Gia Định.

Nơi đây là căn cứ đầu tiên của Trung đoàn dã chiến Nam Kỳ (Régiment de marche de Cochinchine) thành lập năm 1869. Đến năm 1890, Trung đoàn được phát triển thành các trung đoàn số 8, 10 và 11. Riêng trung đoàn số 11 đóng tại thành Martin des Pallières.




Năm 1900, trung đoàn 11 đổi tên là Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (11ème régiment d'infanterie coloniale - 11ème RIC) - binh đoàn chủ lực của Pháp ở Nam Kỳ. Người Sài Gòn thời đó gọi nơi này là trại Ông Dèm hay thành Ông Dèm (phiên âm từ chữ onzième có nghĩa là thứ mười một).




Năm 1954, quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, cũng như tất cả cơ sở khác, thành Ông Dèm được trao lại cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam lúc đó là Ngô Đình Diệm




Sau khi nắm quyền Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm cho đổi tên thành thành Cộng Hòa và khu vực này là nơi đồn trú của Tiểu đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống, sau đó được nâng lên thành Liên đoàn, rồi Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống. 



Tuy quân số bằng một trung đoàn bộ binh, khả năng chiến đấu của Lữ đoàn Phòng vệ lúc đó được đánh giá tương đương với một sư đoàn nhờ binh sĩ thiện chiến và trang bị vũ khí tối tân (pháo binh, thiết giáp và súng phòng không...).

Cuộc đảo chính ngày 11/11/1960 của Quân Đão Chính không chiếm dược Thành....Ngày 01-11-1963 Đão chính lần 2...Thành thất thủ.

Sau 1963...Một con đường mới được xẻ băng xuyên 2 Thành nối vào đường Đinh Tiên Hoàng phía Hồng Thập Tự .


Thành Cộng Hòa thất thủ Ngày 1-11-1963 Cổng Thành bị đánh sập





Những vết đạn còn lổ chổ trên ường Thành Cộng Hòa





Thành Cộng Hòa là Khu Đại Học Văn Khoa-Dược Khoa-Nông Lâm Súc - bên phải là Đài Truyền hình số 9 và số 11.


Nay nhìn lại những hình ảnh nầy, không thể chua sót cho nền Đệ nhất Cộng Hòa


   xuanloc54@gmail.com

1 nhận xét:

  1. Một tư liệu lịch sử quý giá ! Xin cám ơn anh Xuan Loc đã chia sẻ !

    Trả lờiXóa